Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin tức

Nên bố trí thùng rác thu gom rác vãng lai

Hình ảnh
Từ khi Hà Nội thực hiện chủ trương đổ rác, thu gom rác theo giờ, nhiều tuyến đường, phố đã trở nên sạch đẹp hơn. Tình trạng rác thải đổ bừa bãi, lưu cữu ven đường cơ bản được khắc phục.  Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng rác vãng lai, rác thải sinh hoạt của nhà dân phát sinh được người dân cho vào túi ni lông bỏ ở vỉa hè, lề đường. Thậm chí, ở một số khu tập thể, góc sân chung, gốc cây... lại thành nơi tập kết rác của các hộ gia đình ở các tầng trên. Việc này là do trên nhiều tuyến phố, khu tập thể chưa có thùng rác công cộng . Như khu tập thể Ba tầng, đường Lê Hồng Phong, phường Nguyễn Trãi (Hà Đông), do nhiều hộ đi làm về muộn hoặc bận việc nên đã lệch giờ với thời gian thu gom rác chung. Còn trên các tuyến phố, hộ dân có nhà mặt đường khi có rác phát sinh vẫn chọn vỉa hè là nơi mang rác ra đổ tạm. Vậy nên chăng, ngoài việc thực hiện thu gom rác theo giờ, cơ quan chức năng cũng nên bố trí thêm các thùng thu gom rác vãng lai, rác phát sinh trên hè phố, trong các khu tập thể, để tránh

Số lần phương tiện giao thông vi phạm tốc độ giảm mạnh

Hình ảnh
(TBTCO) - Trong tháng 3/2017, cả nước có tổng số hơn 6,5 triệu lần vi phạm quá tốc độ, tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân tính trên 1.000km là 0,06 lần/1.000km, giảm 43,3% so với tháng 2/2017 và giảm 21,67% so với cùng kỳ năm 2016. Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), tháng 03/2017 bình quân có 74,62% tổng số phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống của Tổng cục ĐBVN. Trong tháng 3/2017, cả nước có tổng số hơn 6,5 triệu lần vi phạm quá tốc độ; tỷ lệ vi phạm tốc độ bình quân tính trên 1.000km là 0,06 lần/1.000km, giảm 43,3% so với tháng 2/2017 và giảm 21,67% so với cùng kỳ năm 2016. Cũng trong tháng 3/2017, các Sở Giao thông vận tải (GTVT) đã xử lý 2.789 xe; trong đó thu hồi phù hiệu, đình chỉ khai thác tuyến với thời hạn 1 tháng là 2.665 xe; từ chối cấp phù hiệu là 124 xe. Tính chung 3 tháng đầu năm 2017, các Sở GTVT đã xử lý vi phạm đối với 4.688 phương tiện, trong đó thu hồi phù hiệu, đình chỉ khai thác tuyến với thời hạn 1 tháng là 3.992 xe; từ chối cấp phù hiệu là 696 x

2 ngày, phát hiện 2 thi thể trẻ sơ sinh trong thùng rác bệnh viện

Hình ảnh
(VTC News) - Trong vòng 2 ngày, nữ hộ lý bệnh viện đã phát hiện 2 thi thể trẻ sơ sinh bỏ trong thùng rác, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sáng 21/3, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk xác nhận, đơn vị vừa phát hiện thi thể bé trai sơ sinh được bỏ trong thùng rác của bệnh viện. Hiện trường nơi phát hiện 2 trẻ sơ sinh. (Ảnh: Kính Cận)  Trước đó, vào khoảng 6h45 ngày 20/3, một hộ lý của bệnh viện cũng phát hiện mùi hôi thối nồng nặc trong lúc dọn vệ sinh. Khi đó, nữ hộ lý đến kiểm tra trong thùng rác thì tá hoả phát hiện 1 thi thể bé trai đã chết. Nhận được thông tin, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã có mặt kiểm tra hiện trường, khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể cháu bé cho một tổ chức từ thiện để lo hậu sự.

Đắk Lắk: Phát hiện 2 thi thể trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn trong thùng rác

Hình ảnh
(PL+) - Một nữ hộ sinh khi mở bọc nilon trong thùng đựng rác thải công cộng  ra thì phát hiện thi thể của 2 trẻ sơ sinh tử vong nên đã trình báo lên lãnh đạo. Khu nhà vệ sinh nơi phát hiện thi thể hai bé sơ sinh. (Ảnh: báo Công an nhân dân) Sáng 21/3, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiên, Trưởng khoa Khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết, vào khoảng 6h45 sáng 20/3, một nữ hộ sinh của khoa đi dọn phòng vệ sinh thì phát hiện trên nền nhà có nhiều vết máu và mùi hôi thối bốc ra từ thùng đựng rác thải y tế . Khi nữ hộ sinh này mở bọc nilon trong thùng đựng rác y tế ra thì phát hiện thi thể của 2 trẻ sơ sinh đã tử vong nên đã trình báo lên lãnh đạo. Tại hiện trường phát hiện 2 cháu bé được bọc kín trong bao nilon, trên người vẫn còn nguyên dây rốn và nhau thai. Hai thai nhi được xác định là gái, cân nặng mỗi bé khoảng 2kg. Vụ việc sau đó được đơn vị trình báo lên các cơ quan chức năng. Theo bác sỹ Tiên, có thể sản phụ đã lén vào nhà vệ sinh tự sinh con rồi bỏ lại tha

Xử lý rác ở Séc bắt đầu từ... phòng bếp gia đình

Hình ảnh
Hiện tại CH Séc là một những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác trước khi đưa đến nhà máy tái chế hay bãi rác tiêu hủy. Rác được phân loại trong các căn bếp gia đình. Để làm được điều này thì việc phân loại rác phải bắt đầu từ các căn bếp của gia đình. Tại CH Séc việc tuyên truyền về phân loại rác rất được chú trọng. Nhờ đó mà có gần 7,15 triệu người, tức 2/3 dân số cả nước, có ý thức phân loại rác tại gia.  Từ năm 1992 ở Séc đã ra đời trang web www.jaktridit.cz (có nghĩa là "phân loại thế nào") chuyên về đề tài xử lý rác. Trang web không chỉ giải thích cho cả người lớn lẫn trẻ em cách phân loại rác ngay trong căn bếp nhà mình mà còn trả lời câu hỏi của bạn đọc từ cách nhìn nhận của chuyên gia về môi trường.  Trên trang web hiển thị một chiếc máy đếm có chức năng thông báo về số lượng rác được tái chế của ngày hôm trước. Nói chung, có rất nhiều thông tin thú vị và bổ ích trên trang web www.jaktridit.cz. Thùng r

HTX Dịch vụ vệ sinh môi trường Minh Tân: Năng động tìm thị trường

Hình ảnh
Về thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn (Hải Dương) hôm nay, không ít người phải ngỡ ngàng trước sự “thay da đổi thịt”. Không chỉ bởi cơ sở hạ tầng mới, nhiều căn hộ mang vóc dáng đô thị mọc lên, những con đường được mở rộng mà còn thay đổi cả ở diện mạo, khang trang, sạch đẹp hơn. Góp phần không nhỏ vào sự thay đổi đó, chính là HTX Dịch vụ vệ sinh môi trường Minh Tân. Nhìn lại chín năm trước, khi HTX chính thức ra đời, thị trấn Minh Tân đâu đâu cũng ngập rác. Rác được tập kết ven đường. Rác đầy đầu ngõ, xóm. Người dân luôn phải sống trong cảnh ô nhiễm. Trăn trở trước sự ô nhiễm môi trường ở nơi quê hương mình, bà Trần Thị Minh Thu đã mạnh dạn đứng ra thành lập HTX Dịch vụ vệ sinh môi trường Minh Tân và giữ cương vị Chủ nhiệm HTX (nay là Giám đốc HTX). Được sự ủng hộ của chính quyền và người dân địa phương, HTX đã từng bước vượt qua khó khăn, hoạt động ổn định, vừa giúp bảo vệ môi trường (BVMT), vừa tạo việc làm thường xuyên cho lao động nữ ở địa phương. Bà Thu cho biết, những ngày

Xã Hòa Phú và Hòa Quang Bắc đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới

Hình ảnh
Ngày 18/1, UBND xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa) tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016. Đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đến dự và trao bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Hòa Phú, qua 6 năm (2011-2016), xã đã huy động trên 22,5 tỉ đồng để triển khai chương trình, trong đó nhân dân đóng góp gần 8,3 tỉ đồng… Thực hiện đề án Bê tông hóa giao thông nông thôn, đến nay, xã vận động nhân dân hiến đất đóng góp tiền, ngày công bê tông hóa 9,7/9,7km đường trục xã, liên xã; 16/16km đường ngõ xóm và trên 6,7/7km đường trục thôn. Tổng kinh phí thực hiện bê tông hóa giao thông nông thôn trên 9,7 tỉ đồng. Về thủy lợi, đến nay, xã đã kiên cố hóa 12 tuyến mương với chiều dài trên 6,6km, đạt tỉ lệ 84,9%... * Cùng ngày, UBND xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa)  cũng tổ chức lễ đón nhận quyết định của UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông

Dọn nhà đón tết, đẩy rác... ra đường

Hình ảnh
Mọi người đang dọn dẹp nhà cửa đón mừng năm mới nhưng nhiều nơi tại TP.HCM lại có cảnh “sạch nhà, phố phường đầy rác” bởi không ít người đã đẩy rác ra đường, gốc cây, vỉa hè... Do hai ngày mùng 1 và mùng 2 Tết Nguyên đán, công nhân vệ sinh nghỉ tết nên Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM kêu gọi người dân giữ rác trong nhà. Những ngày trước và sau tết, người dân cũng cần hạn chế tập kết rác thải ra đường ngoài giờ thu gom rác để giữ mỹ quan đô thị. Lề đường thành nơi chứa rác Tình trạng vứt rác bừa bãi diễn ra khắp nơi vào những ngày cuối năm. Nhiều gia đình dọn dẹp xong vô tư ném rác ra vỉa hè. Tại nhiều tuyến đường như Quang Trung (Q.12), Thống Nhất (Q.Gò Vấp), Hồng Bàng (Q.6)... rác nằm giữa vỉa hè. Rác chất đống, đủ các loại rác - từ bàn ghế hư, salon cũ, nệm cũ, thú nhồi bông cũ... cho đến thức ăn ôi thiu. Theo nhiều người sống ở đây, một số gia đình sau khi dọn dẹp nhà tiện tay đẩy rác ra đường. Ông Huỳnh Văn Bảy, một người thu gom rác tư nhân ở Q.Gò Vấp, cho biết càng sát tế

Đốt rác - Vấn nạn môi trường nông thôn

Hình ảnh
Hiện tượng đốt rác gây ô nhiễm môi trường đang trở nên phổ biến ở khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là tại các làng nghề tái chế phế liệu, sản xuất giày da, chăn ga, gối đệm… Tuy nhiên, khắc phục tình trạng này như thế nào thì nhiều địa phương còn lúng túng. Bức xúc vì ô nhiễm Ông Phạm Công Nam, trú tại thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong (Thường Tín) cho biết: “Trước kia họ chỉ đốt trộm về đêm, nhưng nay họ đốt cả ban ngày. Tất cả các hộ sinh sống gần điểm trung chuyển, tập kết rác phải đóng cửa suốt cả ngày lẫn đêm vì mùi khét không thể chịu nổi”. Còn theo chị Nguyễn Thị Hồng, trú tại thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa): “Do thường xuyên phải sống và sinh hoạt trong bầu không khí bị ô nhiễm nên nhiều người dân trong làng, nhất là người già, trẻ nhỏ thường hay ho, viêm xoang, viêm phế quản...”. Bức xúc vì ô nhiễm môi trường, ngày 8-1 vừa qua, hàng trăm người dân ở thôn Quảng Nguyên, xã Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa) đã đề nghị xã Quảng Phú Cầu và huyện Ứng Hòa đóng cửa điểm tập

Hà Nội: Đốt rác thải khiến cả làng “ngạt khói”

Hình ảnh
Thời gian gần đây người dân thôn Quảng Nguyên (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) luôn phải hứng chịu những mùi hôi thối, khó chịu của bãi rác ngay cạnh thôn thải khiến cả thôn bức xúc. Sáng 8/1, người dân ở thôn Quảng Nguyên đã kéo nhau đến khu vực bãi rác thuộc thôn Xà Kiều (xã Quảng Phú Cầu) để phản đối việc đốt rác ở bãi rác (thuộc xã Quảng Phú Cầu) gây ô nhiễm nghiêm trọng. Theo phản ánh của người dân ở thôn Quảng Nguyên, bãi rác này nằm cách khu dân cư chưa đầy 500m, tập trung chủ yếu là các chất độc hại và khó phân hủy như nhựa, rác thải sau khi tái chế. Người dân sống xung quanh phải nhiều lần hứng chịu mùi khói của rác thải khi đốt. Mỗi lần như vậy, người dân phải đóng kín cửa, che chắn bạt để tránh những mùi hôi thối, những làn khói độc bay vào nhà. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên bãi rác ở thôn Xà Kiều đốt khiến khói bay nghi ngút thành cột bốc cao gây ô nhiễm khu dân cư, khiến người dân vô cùng lo lắng về sức khỏe. Một người dân trong

Yêu cầu xử lý hết rác tồn đọng tại nhà máy xử lý rác

Hình ảnh
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có văn bản yêu cầu chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP.Đà Lạt khẩn trương xử lý hết lượng rác tồn đọng tại nhà máy. Ngày 16.1, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa có văn bản yêu cầu Công ty TNHH môi trường Năng Lượng Xanh (chủ đầu tư Nhà máy xử lý rác thải TP.Đà Lạt) khẩn trương xử lý hết lượng rác tồn đọng tại nhà máy, không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu vực. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng thống nhất nâng đơn giá tạm thời xử lý rác thải rắn từ 129.500 đồng/tấn lên 336.000 đồng/tấn cho nhà máy này, trong thời gian từ 1.1 - 30.6. Song song đó, yêu cầu đơn vị này phải khẩn trương đầu tư thêm thùng rác nhựa công cộng và một dây chuyền xử lý rác mới và các thiết bị còn thiếu ngay trong tháng 1 và hoàn thành trước ngày 30.4. Nếu quá thời hạn trên, chủ đầu tư không thực hiện theo nội dung đã cam kết, tỉnh Lâm Đồng kiên quyết thu hồi dự án

Hà Nội: Ban hành giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

Hình ảnh
UBND thành phố vừa ban hành giá dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, giá dịch vụ vệ sinh môi trường đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường áp dụng từ năm 2017. Theo đó, giá dịch vụ xe thu gom rác , vận chuyển rác thải sinh hoạt với cá nhân cư trú ở phường là 6.000 đồng/ người/tháng; với cá nhân cư trú ở xã, thị trấn là 3.000 đồng/người/tháng. Hộ kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cửa hàng ăn uống giải khát, vật liệu xây dựng (gạch, đá, sỏi…) rau, quả, thực phẩm tươi sống, cơ sở làng nghề… ở địa bàn phường thu mức 130.000 đồng/hộ/tháng, với lượng rác thải dưới 1m3/tháng; 208.000 đồng/m3 hoặc 500.000 đồng/tấn, với lượng rác thải trên 1m3/tháng. Trường học, nhà trẻ, khu nội trú, trụ sở làm việc... có mức rác thải dưới 1m3 thu 130.000 đồng/đơn vị/tháng; đối với lượng rác thải trên 1m3, thu 208.000 đồng/m3/tháng hoặc 500.000 đồng/tấn... Bên cạnh đó thành phố còn đầu tư thêm các loại thùng rác nhựa công cộng đặt ở các đường khu phố dân cư nhằm tạo đủ sức chứa rác thả

Huyện Ứng Hòa: Gian nan xử lý rác thải độc hại

Hình ảnh
Với 157 hộ dân làm nghề thu gom, tái chế phế liệu, mỗi ngày thôn Xà Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) xả ra môi trường khoảng 2 tấn rác thải độc hại.Nhưng nhiều năm nay, lượng rác độc hại này vẫn đổ ra bãi rác sinh hoạt hoặc đem đốt. Do khói độc từ đốt rác của thôn Xà Cầu làm ảnh hưởng đến cuộc sống nên việc người dân thôn Quảng Nguyên ngăn đường – chặn rác, khiến QL21B ách tắc nhiều giờ những ngày đầu tháng 1 vừa qua là hành động được ví như giọt nước tràn ly… Rước… của nợ về làng Theo tìm hiểu của phóng viên, nghề thu gom tái chế phế liệu hình thành ở thôn Xà Cầu cách đây khoảng 4 năm. Hàng ngày, các loại phế liệu như chai nhựa, săm lốp ô tô, xe máy, ti vi, bình ắc quy cũ hỏng… được người dân trong thôn “tha” từ… mọi miền đem về chất thành đống trong làng. Hàng ngày, trên QL21B có hàng trăm lượt xe kéo “siêu trường, siêu cồng kềnh”, kéo theo trăm thứ bà rằn mà thiên hạ bỏ đi lũ lượt kéo về thôn Xà Cầu. Theo UBND xã Quảng Phú Cầu, thôn Xà Cầu có 157 hộ chuyên thu gom, tái chế phế

Khó thở vì khói rác tại Bệnh viện huyện Na Hang

Hình ảnh
Hàng chục hộ dân ở tổ 7, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang (Tuyên Quang) bức xúc vì nhiều năm nay mỗi lần lò đốt rác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Na Hang hoạt động là bốc mùi khét, mùi hôi rất khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong khu vực. Người dân đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Theo đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Đông và hơn 20 hộ dân thuộc tổ 7, thị trấn Na Hang (Tuyên Quang), từ năm 2013 đến nay, mỗi lần lò đốt rác hoạt động là có mùi khét rất khó chịu. Nhiều người có hiện tượng khó thở, tức ngực. Theo tìm hiểu của phóng viên, lò đốt rác của Bệnh viện đa khoa huyện Na Hang được xây dựng từ năm 2007, trung bình mỗi ngày đơn vị thải ra 5 kg rác y tế. Tuy nhiên, vị trí xây dựng lò đốt rác này chỉ cách nhà dân một bức tường, ống khói chỉ cao khoảng 5 - 6 m. Vì vậy, việc đốt rác ảnh hưởng đến người dân là khó tránh khỏi. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Na Hang

Ô nhiễm từ bãi tập kết rác

Hình ảnh
Thời gian gần đây, mỗi lần đi qua bãi tập kết rác được xây dựng giáp tuyến đường liên xã từ thị trấn Chúc Sơn đi xã Tốt Động, Hữu Văn (huyện Chương Mỹ), không chỉ tôi, mà nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường đều ngao ngán khi chứng kiến cảnh ô nhiễm môi trường do bãi tập kết rác gây ra. Đây là tuyến đường có lưu lượng người và phương tiện giao thông hằng ngày rất đông. Cách cổng bãi rác chừng 100m, hai bên đường đã thấy các thùng rác nhựa công cộng quá tải dẫn đến tồn đọng rất nhiều rác thải gồm túi ni lông, giấy… Đoạn chính giữa bãi tập kết rác, mùi xú uế bốc lên nồng nặc khiến ai đi qua đều muốn “nín thở”. Nguyên nhân, một phần do lượng rác tồn đọng tại bãi nhiều, chưa được vận chuyển đi xử lý hằng ngày, song lý do chính là xe chở rác thường đỗ ngay trước cổng để ép rác, để nước rác chảy lênh láng ra đường khiến môi trường trở nên ô nhiễm trầm trọng.  Quan sát khu vực bên trong bãi tập kết rác, dễ nhận thấy lượng rác tồn đọng ở đây rất nhiều nhưng chưa được vậ

Thừa Thiên Huế: Cuộc sống đảo lộn vì bãi rác tại chợ Tuần

Hình ảnh
Thời gian qua, nhiều người dân sinh sống tại xã Thủy Bằng (Thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) tỏ ra bức xúc về tình trạng xả rác gây ô nhiễm nghiêm trọng tại chợ Tuần. Ngày nắng nóng, nhiều loại rác thải bốc mùi hôi thối, nồng nặc. Ngày mưa, nước thải đen ngòm rò rỉ từ bãi rác chảy lênh láng, ngấm vào nguồn nước của người dân. Một người dân địa phương cho biết: Tình trạng ô nhiễm trên đã tồn tại khá lâu khiến cho cuộc sống của người dân ở đây bị đảo lộn. Nhưng điều đáng nói là các cơ quan có thẩm quyền không có động thái xử lý dứt điểm. Không chỉ có người dân sinh sống khu vực xung quanh mà ngay cả tiểu thương buôn bán trong chợ cũng ca thán về tình trạng ô nhiễm tại chợ Tuần. Chị Trần Thị H - một tiểu thương cho biết, bãi rác sau chợ luôn trong tình trạng quá tải, ứ đọng một lượng rác thải rất lớn, nhưng chuyện chở và xử lý của các bộ phận quản lý vệ sinh môi trường thường xuyên chậm trễ. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng tới môi trường sống mà còn khiến cho vấn đề an toàn vệ sin

Hà Nội triển khai các giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường

Hình ảnh
Với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, UBND TP. Hà Nội đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp cấp bách. Theo đó, Thành phố yêu cầu tăng cường năng lực và phối kết hợp giữa các cấp, ngành trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc triển khai, thực hiện được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, đồng bộ, gắn với việc thực hiện các chương trình công tác lớn của Thành ủy và các chủ trương, chính sách của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố.  Trước mắt, cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, Hà Nội tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; rà soát, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ. Các quy định về bảo vệ môi trường sẽ được sửa đổi, bổ sung theo hướng ngăn chặn các dự án đầu tư sử dụng công nghệ lạc hậu, loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô n

Cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường

Hình ảnh
"Quản lý môi trường hiện nay đang rất khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ máy móc, thiết bị, mô hình phù hợp cho từng địa phương. Nếu chúng ta đẩy mạnh công nghệ sẽ tạo điều kiện kết nối giữa các nhà khoa học, nhà cung cấp thiết bị với địa phương và doanh nghiệp". Đây là chia sẻ của ông Lê Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Lào Cai tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện "Tháng hành động vì Môi trường" năm 2016 tổ chức vào sáng 12/1. Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Văn Tài cho biết: "Năm 2016 Bộ TNMT đã tổ chức "Tháng hành động vì môi trường" trên phạm vi cả nước. Tập trung các nguồn lực để thực hiện bảo vệ môi trường với quy mô lớn nhằm giải quyết các vấn đề môi trường tại những điểm nóng. Tăng cường thực hiện các chương trình quy mô lớn để bảo vệ môi trường, thực hiện các hoạt động cụ thể có sự tham gia của cộng động nhằm giải quyết vấn đề cấp bách tại địa phương, huy động toàn xã hội nâ

Quảng Ninh nỗ lực bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long

Hình ảnh
Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh với hàng nghìn hòn đảo tự nhiên kỳ vĩ, sống động, là một điểm du lịch rất hấp dẫn. Tuy nhiên chất lượng nước của vịnh Hạ Long ngày càng xấu đi do nước thải sinh hoạt cũng như các chất xả thải của các nhà máy, xí nghiệp, mỏ than đổ ra biển không qua xử lý. Bên cạnh đó, hơn 500 tàu thuyền du lịch và hàng trăm tàu vận tải khác hoạt động trên vịnh cũng tác động xấu tới chất lượng nước biển, đặc biệt, các làng đánh cá, nhà nổi sử dụng phao xốp. Trước mối đe dọa lớn về môi trường sinh thái trên vịnh, ngày 10/1 vừa qua, tại thành phố Hạ Long, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Tập đoàn Bhaya và UBND thành phố Hạ Long tổ chức chương trình thu gom rác trên biển với chủ đề “Liên minh hành động vì một Hạ Long xanh”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án Liên minh Hạ Long – Cát Bà, một sáng kiến được thực hiện trong ba năm với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Mục tiêu của “Liên minh

Đại sứ Mỹ tham gia thu gom rác trên vịnh Hạ Long

Hình ảnh
Với chủ đề “Liên minh hành động vì một Hạ Long xanh”, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên đã chung tay thu gom rác trên một số hòn đảo vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Chiều 10/1, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius và hơn 100 tình nguyện viên đến từ các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước và học sinh, sinh viên đã cùng tham gia chương trình thu gom rác trên một số hòn đảo vịnh Hạ Long với chủ đề “Liên minh hành động vì một Hạ Long xanh”.   Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án Liên minh Hạ Long - Cát Bà do Tổ chức bảo tồn Thiên nhiên quốc tế phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức. Hoạt động thu gom rác tại vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà nhằm góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Mặc dù dọc bãi biển được trang bị rất nhiều thùng rác nhựa công cộng nhưng trong các hốc đá hay bãi cát vẫn tràn ngập rác.Rác ở bên trong một số hốc đá, tình nguyện viên phải dùng cào để moi rác ra. Kết quả