Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2017

TP. Vũng Tàu: Rác dồn đọng ở trạm trung chuyển

Hình ảnh
Trạm trung chuyển rác phường Thắng Nhất và Thắng Nhì (TP. Vũng Tàu) đang trong tình trạng quá tải, dẫn đến tình trạng ứ đọng rác, gây mất vệ sinh môi trường. Ghi nhận của phóng viên tại Trạm trung chuyển rác phường Thắng Nhì (hẻm 413 Trần Phú), trước Trạm này thường xuyên có hàng chục thùng chất đầy rác đặt lộn xộn ngoài đường. Nước rỉ rác bốc mùi hôi thối. Bà Trần Thị Hương (người dân ở gần hẻm 413 Trần Phú) cho hay: “Khoảng 7 giờ tối hàng ngày, khu vực trước Trạm rất lộn xộn với hàng chục xe ba bánh tự chế thu gom rác ra vào và đặt thùng rác ngổn ngang ngoài đường. Có hôm xe cộ kẹt cứng vài tiếng”. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại Trạm trung chuyển rác phường Thắng Nhất (đường Nguyễn Thiện Thuật, TP.Vũng Tàu). Theo Phòng Quản lý đô thị TP. Vũng Tàu, trên địa bàn TP. Vũng Tàu có 4 Trạm trung chuyển rác: Trạm trung chuyển rác phường Thắng Nhì (tiếp nhận rác từ các phường 3, 4, 5, 7, Thắng Nhì và một phần phường 1, 2, 9, Thắng Tam, Nguyễn An Ninh với khối lượng khoản

Kế hoạch lớn để Paris sạch hơn

Hình ảnh
Kinhtedothi - Từ trước tới nay, Thủ đô Paris của nước Pháp chưa bao giờ được công nhận là đô thị sạch - đối với cả dân Pháp lẫn du khách nước ngoài. Chính quyền đô thị này hiện giờ quyết tâm thay đổi đánh giá đã trở thành định kiến của mọi người về Paris bằng kế hoạch lớn mới với 10 điểm nội dung. Mục đích là làm cho Paris trở nên sạch hơn, vệ sinh hơn và được đánh giá thân thiện hơn.   Theo đó, chính quyền thủ đô sẽ tăng cường nhân lực cho công việc thu gom rác thải, cụ thể là tuyển dụng thêm 100 nhân công và mua sắm thêm 50 xe quét rác và thiết bị quét rác trên vỉa hè.   Các cửa hàng và hiệu ăn phải đặt thêm thùng rác công cộng và gạt tàn thuốc lá. Ngoài mức phạt cho hành vi vứt rác và đầu mẩu thuốc lá ra ngoài đường đã được tăng lên 68 Euro một lần thì nay áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra, tuần tra để phát hiện kịp thời. Tương tự như vậy, đối với những ai cho thú vật nuôi của họ làm bẩn môi trường công cộng. Chính quyền đô thị Paris

Những căn phòng ký túc bẩn còn hơn cả bãi rác của sinh viên Trung Quốc

Hình ảnh
Gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc đang truyền tay nhau những bức ảnh ghi lại cảnh tượng bẩn kinh hoàng trong ký túc xá của sinh viên nước này khiến cho nhiều người không khỏi hoang mang. Vẫn biết rằng chẳng nên kỳ vọng vào sự ngăn nắp, chỉnh tề của các khu ký túc xá vừa chật chội lại vừa đông đúc, thế nhưng khi được chứng kiến cảnh tượng trong những căn phòng bẩn đến kinh hoàng của một bộ phận sinh viên Đại học tại Trung Quốc, người ta vẫn không khỏi sửng sốt.  Trước những hình ảnh hết sức sống động về hàng loạt căn phòng ký túc bừa bãi, lộn xộn ngang bãi chiến trường, nhiều người không khỏi thở dài ngao ngán: "Đây là chỗ dành cho người ở thật sao?", "Họ đang tính tham dự cuộc thi "ai mới là người ở bẩn nhất" đấy hả?", "Cứ tưởng là vừa đi lạc vào bãi rác nào chứ!", "Khủng khiếp thật! Sống ở chỗ như này mà không sinh bệnh mới tài!", "Tôi chỉ muốn nói đúng 2 từ thôi, kinh dị!" " Tôi không nghĩ thùng đựng rác

Thùng rác tự phân hủy: Ý tưởng độc đáo cho mội trường sống xanh

Hình ảnh
VietTimes -- Zera ™ Foof Recycler (Thùng rác thực phẩm) được thiết kế phù hợp với mọi nhà bếp của bạn và tận dụng thức ăn thừa thành chất bón hữu cơ tự nhiên khô, sạch, không mùi phù hợp cho cây xanh trong nhà hoặc ngoài vườn. Zera ™ Foof Recycler - Thùng rác thực phẩm Một gia đình Mỹ trung bình có khoảng 400 lbs (180 kg) chất thải thực phẩm mỗi năm. Sự lãng phí này chiếm khoảng 20% không gian các bãi chôn lấp, phân hủy, gây nhiễm độc không gian bằng mùi đặc trưng và sản xuất khí mê-tan - một loại khí nhà kính gây ra sự nóng lên toàn cầu. Với Zera ™ Food Recycler, các gia đình có thể tái chế chất thải thực phẩm một tuần trong vòng 24 giờ * thông qua quy trình tự động hoàn toàn. Quá trình này sẽ cung cấp một lượng phân bón sinh học đáng kể làm cho đất tốt hơn cho cây trồng của bạn, giảm thiểu một khối lượng lớn chất thải thực phẩm đổ ra bãi rác chôn lấp, khu dân cư và thành phố có một tương lai xanh sạch hơn. Được tạo ra để sử dụng trong nhà bếp trên khắp thế giới, 'Zera F

Người đi bộ luồn lách trên vỉa hè Hà Nội

Hình ảnh
Hiện nay, nhiều vỉa hè của Hà Nội đã thông thoáng và người đi bộ thoải mái dạo bước. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến phố người dân vẫn phải luồn lách trên vỉa hè tránh những bốt, trạm điện, thùng rác “đứng” chặn ôm trọn vỉa hè, trong số này nhiều bốt điện bị gãy, mất hộp, nhếch nhác... Lâu nay, trên vỉa hè của nhiều tuyến phố ở trung tâm Hà Nội xuất hiện các bốt điện, tủ viễn thông án ngữ chiếm toàn bộ phần vỉa hè chặn lối đi của người đi bộ khiến họ phải tràn xuống lòng đường. Trên nhiều tuyến phố như Kim Mã, Hàng Bông, Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn... dễ dàng nhìn thấy các loại hộp điện, trạm biến áp lớn nhỏ nằm chình ình trên vỉa hè. Hàng loạt bốt điện lâu ngày xuống cấp, dày đặc các tờ dán quảng cáo rao vặt,... thậm chí thành nơi tập kết rác nhìn rất nhếch nhác. Có nhiều đoạn vỉa hè mật độ bốt điện dày đặc, chỉ cách nhau chừng 3-4m. Nhiều hộp điện nằm giữa vỉa hè gây nhiều khó khăn cho người đi bộ và sinh hoạt của người dân tại đây.   Muốn di c

Giám sát, xử phạt đổ rác bằng camera

Hình ảnh
(HNM) - Một số quận tại TP Hồ Chí Minh đã lắp camera ở các khu vực thường xuyên bị đổ trộm rác và kết nối với màn hình đặt tại trụ sở công an các phường. Khi phát hiện người dân đổ rác bừa bãi, lập tức người trực báo cho lực lượng chức năng xử lý.  Người dân vứt rác bừa bãi tại tuyến đường khu phố 5, phường 13, quận Gò Vấp. Hệ thống camera này được gắn khá nhiều nơi vốn là điểm “nóng” của nạn vứt rác bừa bãi như tại chợ Cầu (quận Gò Vấp), quốc lộ 1A đoạn qua quận 12 và các khu công nghiệp của quận Bình Tân. Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới, bà Huỳnh Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND phường 17, quận Gò Vấp cho biết, trước kia phường 17 là địa bàn phức tạp về tình trạng người dân xả rác. Sau thời gian gắn camera thì hiện tượng này đã giảm đến 80%. Ngoài việc lắp camera, bố trí lực lượng chốt chặn để kiểm soát, kịp thời xử phạt hành vi xả rác bừa bãi, quận Gò Vấp cũng cho đặt, mua thùng rác công cộng dọc các tuyến đường trọng điểm, các khu phố, con hẻm để người dân bỏ rác đ

Cụ bà ăn xin vứt đồ ăn cô gái cho vào thùng rác và cái kết gây sốc

Hình ảnh
Những tưởng cụ bà ăn xin coi thường và vứt đồ ăn được cô gái cho vào thùng rác, khi cảnh sát nhặt ra thì dân tình bất ngờ với thứ bên trong. Hằng ngày, người dân tại thành phố Tây An (Trung Quốc) đều thấy cụ bà tầm 60 tuổi ngồi ăn xin trên một cây cầu khá nổi tiếng. Với lượng người qua lại đông đúc như vậy, số tiền mà cụ bà xin được mỗi ngày cũng đủ bữa qua ngày. Vào một ngày, cô gái mặc áo đỏ đã cho cụ bà tiền cùng túi quẩy chiên to. Ngỡ như bà cụ phải cảm động với túi đồ ăn đó. Thế nhưng, bà ta lại thẳng tay vứt vào thùng rác khi cô gái đi chưa được bao xa. Dân tình cảm thấy phẫn nộ với hành động không thể chấp nhận nổi của cụ bà. Điều bất ngờ xảy ra sau đó, khi bà cụ vừa vứt túi quẩy vào thùng rác nhựa công cộng ven đường thì cảnh sát ập tới. Nhiều người mới ngã ngửa với sự thật phía sau. Thực chất túi quẩy chỉ là bình phong để che đi cần sa được giấu bên trong. Cô gái áo đỏ được cho chính là kẻ đưa hàng và cụ bà nhận việc chuyển giao. Tiền công chính là số tiền đư

2 ngày, phát hiện 2 thi thể trẻ sơ sinh trong thùng rác bệnh viện

Hình ảnh
(VTC News) - Trong vòng 2 ngày, nữ hộ lý bệnh viện đã phát hiện 2 thi thể trẻ sơ sinh bỏ trong thùng rác, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sáng 21/3, lãnh đạo bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk xác nhận, đơn vị vừa phát hiện thi thể bé trai sơ sinh được bỏ trong thùng rác của bệnh viện. Hiện trường nơi phát hiện 2 trẻ sơ sinh. (Ảnh: Kính Cận)  Trước đó, vào khoảng 6h45 ngày 20/3, một hộ lý của bệnh viện cũng phát hiện mùi hôi thối nồng nặc trong lúc dọn vệ sinh. Khi đó, nữ hộ lý đến kiểm tra trong thùng rác thì tá hoả phát hiện 1 thi thể bé trai đã chết. Nhận được thông tin, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã có mặt kiểm tra hiện trường, khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể cháu bé cho một tổ chức từ thiện để lo hậu sự.

Đắk Lắk: Phát hiện 2 thi thể trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn trong thùng rác

Hình ảnh
(PL+) - Một nữ hộ sinh khi mở bọc nilon trong thùng đựng rác thải công cộng  ra thì phát hiện thi thể của 2 trẻ sơ sinh tử vong nên đã trình báo lên lãnh đạo. Khu nhà vệ sinh nơi phát hiện thi thể hai bé sơ sinh. (Ảnh: báo Công an nhân dân) Sáng 21/3, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiên, Trưởng khoa Khám Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho biết, vào khoảng 6h45 sáng 20/3, một nữ hộ sinh của khoa đi dọn phòng vệ sinh thì phát hiện trên nền nhà có nhiều vết máu và mùi hôi thối bốc ra từ thùng đựng rác thải y tế . Khi nữ hộ sinh này mở bọc nilon trong thùng đựng rác y tế ra thì phát hiện thi thể của 2 trẻ sơ sinh đã tử vong nên đã trình báo lên lãnh đạo. Tại hiện trường phát hiện 2 cháu bé được bọc kín trong bao nilon, trên người vẫn còn nguyên dây rốn và nhau thai. Hai thai nhi được xác định là gái, cân nặng mỗi bé khoảng 2kg. Vụ việc sau đó được đơn vị trình báo lên các cơ quan chức năng. Theo bác sỹ Tiên, có thể sản phụ đã lén vào nhà vệ sinh tự sinh con rồi bỏ lại tha

Cộng hòa Czech chú trọng xử lý rác thải

Hình ảnh
Cộng hòa Czech được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu trong Liên minh châu Âu (EU) về phân loại rác trước khi đưa đến nhà máy tái chế hay bãi rác tiêu hủy. Từ năm 1992, ở CH Czech đã ra đời trang web  www.jaktridit.cz  chuyên về xử lý rác, hướng dẫn cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ ngay trong căn bếp. Nhờ đó mà có gần 7,15 triệu người, tức 2/3 dân số cả nước, có ý thức phân loại rác tại nhà. Hiện nay, tại CH Czech có tất cả 270.000 thùng đựng rác các loại, từ thùng rác công cộng cỡ lớn đến những thùng đựng rác giành cho gia đình, văn phòng ....Lượng thùng rác rất lớn đó chỉ giành cho hơn 10 triệu dân. 80% lượng giấy và thủy tinh được sử dụng ở CH Czech là sản phẩm tái chế từ rác thải. HOÀNG THANH

Xử lý rác ở Séc bắt đầu từ... phòng bếp gia đình

Hình ảnh
Hiện tại CH Séc là một những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác trước khi đưa đến nhà máy tái chế hay bãi rác tiêu hủy. Rác được phân loại trong các căn bếp gia đình. Để làm được điều này thì việc phân loại rác phải bắt đầu từ các căn bếp của gia đình. Tại CH Séc việc tuyên truyền về phân loại rác rất được chú trọng. Nhờ đó mà có gần 7,15 triệu người, tức 2/3 dân số cả nước, có ý thức phân loại rác tại gia.  Từ năm 1992 ở Séc đã ra đời trang web www.jaktridit.cz (có nghĩa là "phân loại thế nào") chuyên về đề tài xử lý rác. Trang web không chỉ giải thích cho cả người lớn lẫn trẻ em cách phân loại rác ngay trong căn bếp nhà mình mà còn trả lời câu hỏi của bạn đọc từ cách nhìn nhận của chuyên gia về môi trường.  Trên trang web hiển thị một chiếc máy đếm có chức năng thông báo về số lượng rác được tái chế của ngày hôm trước. Nói chung, có rất nhiều thông tin thú vị và bổ ích trên trang web www.jaktridit.cz. Thùng r

Thầm lặng sau những dòng kênh

Hình ảnh
(HNM) - Hệ thống kênh rạch chằng chịt (khoảng gần 1.000km) của TP Hồ Chí Minh lâu nay được xem như một đặc trưng của vùng đất phương Nam này. Thành phố cũng đang có đề án phát triển du lịch đường sông, trở thành sản phẩm du lịch chủ lực vào năm 2020. Tuy nhiên, để giữ gìn, làm sạch "lá phổi" quý giá mà thiên nhiên ban tặng trước tình trạng ô nhiễm nước, rác thải trầm trọng hiện nay là thử thách lớn, phía sau mỗi dòng kênh là nỗ lực thầm lặng của những người vớt rác...   Công nhân vớt rác làm sạch những dòng kênh. Vui, buồn nghề vớt rác Chúng tôi quyết định chọn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè để tìm hiểu công việc của những công nhân vớt rác. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ xưa cùng với rạch Bến Nghé (phía Nam) tạo nên đường thủy nội vô cùng thuận tiện cho hoạt động chuyên chở, họp chợ, mua bán… xứng danh “trên bến, dưới thuyền”. Con kênh dài 9km này gắn với công cuộc khai hoang và phát triển vùng đất Nam Bộ, là một phần lịch sử, văn hóa của Sài thành phồn hoa, sôi độn