Ô nhiễm từ bãi tập kết rác
Thời gian gần đây, mỗi lần đi qua bãi tập kết rác được xây dựng giáp tuyến đường liên xã từ thị trấn Chúc Sơn đi xã Tốt Động, Hữu Văn (huyện Chương Mỹ), không chỉ tôi, mà nhiều người tham gia giao thông trên tuyến đường đều ngao ngán khi chứng kiến cảnh ô nhiễm môi trường do bãi tập kết rác gây ra. Đây là tuyến đường có lưu lượng người và phương tiện giao thông hằng ngày rất đông.
Cách cổng bãi rác chừng 100m, hai bên đường đã thấy các thùng rác nhựa công cộng quá tải dẫn đến tồn đọng rất nhiều rác thải gồm túi ni lông, giấy… Đoạn chính giữa bãi tập kết rác, mùi xú uế bốc lên nồng nặc khiến ai đi qua đều muốn “nín thở”. Nguyên nhân, một phần do lượng rác tồn đọng tại bãi nhiều, chưa được vận chuyển đi xử lý hằng ngày, song lý do chính là xe chở rác thường đỗ ngay trước cổng để ép rác, để nước rác chảy lênh láng ra đường khiến môi trường trở nên ô nhiễm trầm trọng.
Quan sát khu vực bên trong bãi tập kết rác, dễ nhận thấy lượng rác tồn đọng ở đây rất nhiều nhưng chưa được vận chuyển đi xử lý. Diện tích của bãi tập kết rộng, nhưng không hiểu vì sao nhân viên vệ sinh không đổ rác vào khu vực bên trong mà đổ ngay khu vực sát cổng ra vào? Được biết, từ nhiều năm nay, UBND huyện Chương Mỹ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng kiên cố bãi tập kết rác này, trồng nhiều cây xanh xung quanh.
Trước thực trạng lượng rác thải phát sinh chưa được vận chuyển đi xử lý ngay trong ngày thì việc đầu tư các loại xe thu gom rác xây dựng bãi tập kết rác là cần thiết nhằm thu gom, tập kết rác thải về một mối, hạn chế ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Tuy nhiên, để bãi tập kết rác thải này phát huy hiệu quả, theo tôi cần giao trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn, chính quyền sở tại quản lý việc tập kết và dọn vệ sinh ngay tại khu vực bãi rác. Toàn bộ lượng rác thải vương vãi ra đường đi phải được quét dọn sạch sẽ, không được để rác tràn xuống lòng đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và gây mất mỹ quan. Ngoài ra, việc tập kết rác cũng phải thực hiện nghiêm túc, không được đổ ngay ở khu vực cửa ra vào như hiện nay, có như vậy mới hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi tập kết rác thải trên gây ra.
Quan sát khu vực bên trong bãi tập kết rác, dễ nhận thấy lượng rác tồn đọng ở đây rất nhiều nhưng chưa được vận chuyển đi xử lý. Diện tích của bãi tập kết rộng, nhưng không hiểu vì sao nhân viên vệ sinh không đổ rác vào khu vực bên trong mà đổ ngay khu vực sát cổng ra vào? Được biết, từ nhiều năm nay, UBND huyện Chương Mỹ đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng kiên cố bãi tập kết rác này, trồng nhiều cây xanh xung quanh.
Trước thực trạng lượng rác thải phát sinh chưa được vận chuyển đi xử lý ngay trong ngày thì việc đầu tư các loại xe thu gom rác xây dựng bãi tập kết rác là cần thiết nhằm thu gom, tập kết rác thải về một mối, hạn chế ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư. Tuy nhiên, để bãi tập kết rác thải này phát huy hiệu quả, theo tôi cần giao trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn, chính quyền sở tại quản lý việc tập kết và dọn vệ sinh ngay tại khu vực bãi rác. Toàn bộ lượng rác thải vương vãi ra đường đi phải được quét dọn sạch sẽ, không được để rác tràn xuống lòng đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân và gây mất mỹ quan. Ngoài ra, việc tập kết rác cũng phải thực hiện nghiêm túc, không được đổ ngay ở khu vực cửa ra vào như hiện nay, có như vậy mới hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do bãi tập kết rác thải trên gây ra.
Nhận xét
Đăng nhận xét